Vận dụng kiến trúc tối giản trong thiết kế nội thất Nhật Bản – đơn giản nhưng hiệu quả
Ngày đăng: 13/03/2020
Đơn giản, tinh tế nhưng không kém phần hiện đại, những mẫu nội thất tối giản Nhật Bản dường như ngày càng “thống trị”, phủ sóng khắp nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia nội thất dự đoán, năm 2020 hứa hẹn sẽ là năm mà phong cách này trở thành xu hướng. Một không gian rộng rãi, thoáng mát là điều mà ai cũng yêu thích.
Tại Việt Nam, xây nhà tối giản đang trở thành phổ biết, nhiều thanh phố với tốc độ hiện đại hóa nhanh và dân cư ngày càng đông đúc, nhà phố, căn hộ tối giản ngày càng được ưu chuộng. Phong cách tôi giản ơ Việt Nam có khác nhiều so với Nhật Bản? Vậy việc vận dụng kiến trúc tối giản trong thiết kế nội thất Nhật Bản có thật sự hiệu quả?
Trước khi đi chi tiết về những hiệu quả mà triết lý này đem lại, nếu là người mới bắt đầu với kiến trúc tối giản. Rõ ràng bạn sẽ khó phân biệt được kiến trúc tối giản Nhật bản so với các kiến trúc khác. Vì vậy bạn có thể tham khảo phần bài viết sau để hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Đặc trưng kiến trúc tối giản trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản
Ngoài những triết lý tối giản thông thường, thì thiết kế nội thất tối giản theo phong cách Nhật bản có những điểm khác biệt sau.
1. Triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản Nhật Bản
Bằng cách tưởng tượng không gian bên trong nhà như là một dòng nước chảy vô tận, không có giới hạn về mặt không gian. Mỗi không gian riêng biệt hòa vào làm một, cửa ra vào các phòng gần như vô hình. Không gian sống được tối giản bằng cách gỡ đi những cánh cửa nhiều màu sắc, cứng nhắc, những hoa văn bằng thạch cao trên trần nhà, những rèm cửa bắt mắt, những bức tranh treo tường nghệ thuật.
Zen được xem là hiện thân của sự giác ngộ, nơi cho ta biết mình là ai trong cuộc đời này. Vì vậy ánh sáng được xem là màu sắc chủ đạo của trường phái Zen. Ánh sáng trong Zen có thể đến từ nhiều nguồn có thể là tự nhiên, hay nhân tạo nhưng nó đều có một mục đích tạo ra bầu không khí thông thoáng bên trong nhà hơn là chỉ để chiếu sáng
Triết lý Zen được nhìn nhận rõ nét nhất trong các thiết kế nội thất tối giản kiểu Nhật chính là “thế giới xanh”. Nếu như phong cách truyền thống giúp tạo độ thông thoáng thì khi kết hợp với “thế giới xanh” như” cửa hướng ra vườn, ao hồ…. rất tiện lợi.
Thiền đóng vai trò quan trọng trong lối sống giản đơn của người Nhật, họ chỉ có thể thiền (Zen) khi tâm tịnh, tâm chỉ tịnh khi không gian yên tĩnh. Do đó việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa trong thiết kế nội thất sẽ giúp người dân nơi đây cảm nhận được tự nhiên xung quanh, tạo ra cảm giác đang thả hồn vào thiên nhiên nơi con suối đang chảy, những chú chim đang hót vang cả núi rừng.
Ngày nay mặc dù vật liệu này không nhất thiết phải sử dụng, tuy nhiên người Nhật vẫn rất ưa chuộng dùng vào bàn, ghế, vách ngăn, sàn nhà, cửa lùa, … Ưu điểm này giúp tăng thêm nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp gia chủ thư giãn, có những buổi đọc sách, uống trà, nghỉ ngơi… rất thoải mái.
Xem thêm: Vận dụng triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản
2. Phong cách wabi-sabi (phong cách trà đạo Nhật Bản)
Nước Nhật không phải là nơi khai sinh ngành trà nhưng có thể nói trà đạo ở Nhật là nét văn hóa độc đáo. Nhắc đến cách uống trà cả thế giới sẽ nghiêng mình về nước Nhật bởi sự tỉ mỉ, chu đáo, sự thơm ngon trong từng tách trà thành phẩm của những nghệ nhân trà đạo.
Phong cách Wabi-sabi (wabi – đơn giản, thanh lịch, sabi- cái hoàn hảo trong cái khiếm khuyết) là một phần của phong cách trà đạo Nhật Bản nơi tôn vinh những giá trị lâu đời của đồ dùng. Tuổi đời vật dụng càng lâu thì càng lại đẹp trong tâm trí của người dùng. Đây là tâm lý thường thấy ở các cụ ông, cụ bà Việt Nam, không bao giờ từ bỏ những vật đi theo mình qua năm tháng.
Do đó thiết kế nội thất tối giản phong cách Nhật bản sẽ hướng đến tính bảo tồn hợp lý chứ không phải đào thải hoàn toàn khi áp dụng triết lý Less is More.
3. Nội thất tối giản Nhật Bản mang lại sự tiện lợi
Do không có nhiều thời gian dọn dẹp nhà cửa (thời gian làm việc của người Nhật cao nhất thế giới) nên đại đa số người dân Nhật rất chú trọng đến tính tiện lợi trong thiết kế nội thất. Tính tiện lợi trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản được hình thành từ rất lâu, một phần trong lối sống giản đơn của người dân nơi đây, với những ngôi nhà gỗ tuy đơn giản nhưng vô cùng thông thoáng.
Với các món đồ được sắp xếp gọn gàng. Các bức tường ngăn cách hoàn toàn loại bỏ, khác với các thiết kế thông thường nhằm tạo ra không gian mở, . .
4. Vật liệu tự nhiên
Là một quốc gia Phật Giáo rõ ràng việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, là một trong những nét văn hóa của người dân nơi đây. So với các quốc gia khác, Nhật Bản nghèo tài nguyên xây dựng hơn. Chính vì vậy các loại tre, nứa, gỗ tuyết… được dùng rất phổ biến phục vụ việc làm nhà. Bên cạnh đó chúng cũng là nguồn tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế dùng vào việc trang trí.
Việc vận dụng triết lý tối giản trong thiết kế nội thất của người Nhật vô cùng hiệu quả bởi những lý do sau:
- Lối sống Danshari của người Nhật.
- Với đất nước chịu quá nhiều thiên tai như Nhật Bản, rõ ràng việc tinh giản đồ dùng nội thất sẽ giúp người dân Nhật bớt được rất nhiều thiệt hại khi thiên tai xảy ra.
- Sau giai đoạn 1945, tốc độ đô thị hóa của Nhật nhanh nhất thế giới trong khi diện tích có hạn, đòi hỏi việc tinh gọn không gian sống trong bối cảnh đất chật người đông là nhiệm vụ cấp bách.
Việc vận dụng triết lý tối giản trong thiết kế nội thất Nhật Bản có những ưu điểm sau
1. Tinh thần lạc quan
Mỗi đồ vật trong phòng tự nó sẽ phát ra những làn sóng tiêu cực, làm giảm đi năng lượng tích cực đang lưu thông trong phòng. Việc giảm bớt đồ dùng trong phòng hay giảm đi những thiết kế nội thất rườm rà sẽ khiến luồng năng lượng này được khơi thông, chảy xuyên suốt khắp không gian nhà, giúp mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc, lạc quan yêu đời hơn.
2. Tăng cường sự tập trung
Ở một nơi có ít các đồ dùng lưu trữ khả năng tập trung của mọi người sẽ tốt hơn. Ít nhất là bạn không bị phân tâm bởi không gian nhìn đâu cũng thấy đồ đạc. Ngôi nhà ít đồ dùng sẽ giúp người sử dụng tăng thêm khả năng tập trung
Dù có xếp gọn tới mức nào thì số lượng cũng ảnh hưởng phần nhiều đến mức độ tập trung của con người. Đó cũng là lý do mà bạn cảm thấy dễ tiếp thu vấn đề hơn ở nơi có không gian thoáng đãng.
3. Không gian sống được tinh gọn
Giữa thời buổi hiện đại, con người luôn tất bật chạy theo mưu sinh. Một không gian gọn gàng và ít đồ dùng nhưng đa chức năng sẽ giảm bớt thời gian dọn dẹp, thông thoáng. Khi có nhu cầu về bất cứ mục đích sử dụng nào cũng dễ dàng và cần thiết hơn. Nếu bạn là một người tất bật với công việc, không có nhiều thời gian chăm sóc nhà cửa. Một ngôi nhà có ít vật dụng sẽ thật tuyệt vời và hiệu quả trong việc dọn dẹp, tiết kiệm thời gian.
Việc tinh gọn không phải là từ bỏ tất cả, mà phải hướng đến tối đa nhu cầu sử dụng ở mức nội thất thấp nhất.
4. Tiết kiệm kinh tế
Việc mua sắm ít đồ dùng nội thất đồng nghĩa với việc giúp bạn tiết kiệm một khoảng tiền không hề nhỏ. Thay vì lãng phí trước những cuộc chạy đua mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng... của những món đồ dùng nội thất. Khoảng chi phí đấy bạn có thể dùng vào nhiều lựa chọn khác.
5. Thoát khỏi các nhận xét, đánh giá
Phong cách tối giản Nhật Bản là không gian bày trí nội thất một cách tối thiểu. Việc này giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị đánh giá, nhận xét từ những người xung quanh. Không phải lo hứng chịu những lời phê bình, khen, chê... ngoài ý muốn. Như vậy gia chủ có thể phần nào giữ bí mật được cách chi tiêu và thoát khỏi những điều làm tinh thần không thoải mái.
Tham khảo thêm những mẫu nhà tối giản để được gợi ý
Tham khảo một số mẫu nội thất tối giản Nhật Bản sau đây, để thấy được cách người Nhật vận dụng triết lý tối giản trong thiết kế nội thất như thế nào nhé.
Những mẫu nội thất Nhật Bản theo phong cách tối giản siêu chất
Mẫu ghế bập bênh “Logan”
Ghế bập bênh vốn gắn liền với tuổi thơ nhiều người, nhưng ít ai biết rằng đó lại là mẫu thiết kế nội thất khá là nổi tiếng của bộ 3 nhà thiết kế: Shwetha Iyengar, Srishti Singh và Aakanksha Gupta.
Lấy cảm hứng từ những tác phẩm của kiến trúc sư tài năng người Nhật bản, George Nakashima. Thiết kế nhấn mạnh 3 yếu tố: đối xứng, xuyên suốt, cân bằng - tượng trưng cho những yếu tố thường thấy của trường phái thiền (Zen). Sự kết hợp một cách hợp lý, hài hòa của 3 yếu tố đã tạo nên nét đặc trưng của mẫu ghế bập bênh Logan. Nó không những phù hợp khi đặt trong bối cảnh nhà phố tối giản mà còn rất là phù hợp trong bối cảnh nhà phố hiện đại
Ghế có thể chịu tải trọng lên đến 3 người lớn giúp bạn có thêm không gian vui chơi cho cả gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Mẫu ghế 3 chân siêu nhẹ (the Tripodal stool)
Đây là một trong những mẫu ghế nằm trong bộ sưu tập của công ty Ishinomaki – công ty thiết kế nổi tiếng của Nhật Bản trong lĩnh vực thiết kế nội thất tối giản, và các vật dụng bằng gỗ siêu nhẹ.
Với thiết kế lỗ hổng trên thân ghế, giúp bạn dễ dàng di chuyển ghế khi muốn thay đổi vị trí ngồi.
Đặc trưng thiết kế tối giản trong bản thiết kế này có thể điểm qua như sau:
- Cấu tạo 3 chân của ghế, vừa thể hiện sự vững chắc, vừa thể hiện sự đơn giản trong thiết kế so với các ghế thông thường.
- Ghế được làm bằng gỗ tùng tuyết, một loại vật liệu thường thấy trong kiến trúc nhà ở Nhật bản. Với trọng lượng không quá nặng gỗ tùng tuyết cho thấy sự tinh tế của kiến trúc sư Nhật Bản trong việc lựa chọn vật liệu để làm nội thất.
- Tính tiện dụng còn thể hiện ở sự đa năng của ghế, khi có thể biến nó thành bàn ngủ thân nhỏ bằng việc tận dụng khoảng trống trên thân ghế để làm không gian để đèn bàn hay cắm sạc điện thoại.
Mẫu ghế từ cảm hứng kumi-ki (Yose-gi Stool)
Đây là mẫu ghế nằm trong bộ sưu tập của kiến trúc sư Yoshiaki Ito, thiết kế của nó phản ánh nét văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Cụ thể nó được lấy cảm hứng từ trò chơi xếp hình truyền thống kumi-ki.
Mẫu ghế được sử dụng gỗ chất liệu cao, với những hoa văn được thiết kế bởi kỹ thuật gỗ dát của Nhật bản có tên là Yosegi.
Tính tối giản của mẫu thiết kế ngoài việc sử dụng những đường nét đơn giản, còn thể hiện sự sáng tạo khi cho phép ghế có thể tách thành 2 khi có nhu cầu sử dụng thêm và có thể lắp lại như ban đầu khi không sử dụng với kỹ thuật Nhật Bản có tên là Tsugite.
Không chỉ là nét văn hóa, truyền thống trong thiết kế của người Nhật, nội thất tối giản Nhật Bản ngày nay còn là sự pha trộn của hương vị truyền thông và hiện đại vô cùng phổ biến. Nếu có cơ hội tiếp cận hướng trang trí này bạn sẽ có riêng cho mình một không gian sống vô cùng thú vị và sáng tạo. Với việc tận dụng nội thất đơn giản kiểu Nhật, bạn có thể biến không gian nhà ở tưởng chừng rất mộc mạc và giản dị sẽ có thêm nhiều điều bất ngờ rõ nét, tối giản mà vẫn đầy tinh tế.
Thông tin hữu ích trên đây đã cung cấp kiến thức đầy đủ về thiết kế nhà ở theo phong cách Nhật Bản, nếu bạn cần công ty tư vấn nội thất sáng tạo thiết kế tối giản đến mức có thể, tạo không gian hài hòa cho ngôi nhà đẹp thì hãy liên hệ Đương Nét để được tư vấn hiệu quả.
Ngoài ra, trước khi liên hệ có thể tham khảo những mẫu nhà tối giản đẹp để có cái nhìn tổng quan hơn và bổ sung thêm vào ý tưởng cho ngôi nhà của mình