Nội thất tối giản – giải pháp cải thiện không gian sống thời 4.0
Ngày đăng: 19/12/2019
Giữa cuộc sống hiện đại vô vàn tiện nghi đầy đủ, có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy những khoảng trống trong tâm hồn. Vì có tâm hồn mà lúc nào ta cũng khao khát được sống bình yên. Hạnh phúc là khi ta biết buông bỏ, biết đơn giản hóa những điều tưởng chừng như phức tạp. Nội thất tối giản cũng như vậy, càng đơn giản thì ta càng cảm nhận được cái bình dị trong nhịp sống tất bật thời 4.0. Vậy triết lý tối giản trong phong cách nội thất được vận dụng như thế nào. Trước hết chúng ta sẽ đi đến khái niệm nội thất tối giản.
Nội thất tối giản là gì?
Thuật ngữ Minimalism hay Minimalist nghĩa là tối giản, được vận dung trong thiết kế nội thất, tương tự như nội thất truyền thống nhưng điểm khác biệt của nó là sự đơn giản trong đường nét thiết kế, sự tinh tế trong việc lược bỏ những chi tiết được xem là dư thừa. Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất là hướng đến việc tinh gọn không gian sống theo hướng càng ít đồ đạc, càng ít chi tiết càng tốt.
Tuy nhiên ảnh hưởng rõ nét nhất của triết lý tối giản trong phong cách có thể bắt nguồn từ phong trào Bauhaus, đây được xem là khởi nguồn của triết lý nội thất tối giản hiện đại.
Phong cách tối giản trong thiết kế là hướng đến việc tinh gọn không gian sống
Phân loại nội thất tối giản
Triết lý tối giản trong thiết kế nội thất không cố định mà nó linh hoạt theo từng mục tiêu cụ thể. Nếu xét về cách bố trí theo từng không gian nhà thì nó có thể chia thành 3 loại với những nguyên tắc linh hoạt phù hợp với yêu cầu của từng không gian: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.
Còn nếu xét về cách bố trí theo diện tích nhà thì ta lại có cách phân loại theo 2 dạng phổ biến đó là: nội thất tối giản cho nhà diện tích nhỏ và diện tích rộng.
Sự lan tỏa triết lý nội thất tối giản Nhật Bản
Châu Âu là cái nôi của trường phái thiết kế tối giản, tuy nhiên nó chỉ thực sự lan tỏa khi qua tay những kiến trúc sư Nhật Bản, nơi mà lối sống giản đơn hay phong cách Zen (thiền) được xem là lối sống chủ đạo trong văn hóa Nhật.
Nội thất tối giản Nhật Bản ngoài việc thừa hưởng những đặc tính của phong cách tối giản Châu Âu, nó còn có những nét riêng biệt của văn hóa Nhật Bản. Bằng cách đưa khái niệm thiền vào cách dùng vật liệu, kiểu dáng thiết kế để tạo nên mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa kiến trúc nội thất với môi trường tự nhiên xung quanh nó.
Nhật Bản là nơi lan tỏa phong cách sống tối giản mạnh mẽ nhất
Vậy dựa vào đâu mà nội thất tối giản được xem như là giải pháp cải thiện không gian sống?
Như những gì đã trình bày ở trên, rõ ràng việc đơn giản hóa những chi tiết, lược bỏ tối đa những yếu tố dư thừa là một trong những thế mạnh của phong cách thiết kế tối giản khi xét đến yếu tố tinh gọn không gian sống. Điểm mạnh của thiết kế nội thất tối giản có thể cụ thể hóa ở các yếu tố sau:
1. Triết lý Less is more của phong cách tối giản trong nội thất
Nguyên tắc cốt lõi của triết lý Less is more là ít hơn luôn tốt hơn. Mỗi đồ vật trong phòng đều có thiên chức của mình. Đã chấp nhận nguyên tắc tối giản thì phải chấp nhận từ bỏ và sắp xếp lại đồ vật theo hướng tiện dụng nhất.
Less is more cũng là nguyên tắc khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt khi theo đuổi triết lý tối giản. Bởi vì bạn sẽ phải chấp nhận buông bỏ những vật dụng được xem là ưu thích để thay vào đó là những vật dụng đáp ứng được nhu cầu ở mức tối đa nhất có thể.
2. Màu sắc trong trang trí nội thất phong cách tối giản
Màu sắc trong triết lý tối giản thường là các gam màu lạnh, và thường sử dụng không quá 3 màu. Việc sử dụng quá nhiều màu sắc để trang trí nội thất chỉ làm không gian trở nên lộn xộn, tạo cảm giác chật hẹp. Bằng cách tiết chế trong sử dụng màu sắc sẽ giúp cho không gian nhà có cảm giác rộng rãi hơn dù diện tích không hề thay đổi.
Nội thất tối giản ưu tiên sử dụng gam màu lạnh, không quá 3 màu trong cùng không gian
Ngoài ra với gam màu trung tính cũng tạo nên những căn nhà đẹp phong cách tối giản hiện đại.
3. Ánh sáng trong kiến trúc tối giản
Ánh sáng giữ vai trò chủ đạo trong triết lý tối giản, giúp giảm bớt tính đơn điệu vốn có của không gian trong kiến trúc nhà tối giản. Ngoài ra nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Ánh sáng có thể giúp gợi lên những đường nét của vật liệu trong không gian của bạn và tạo nên sự khác biệt. Ngoài ra sự kết hợp bóng đổ của đồ nội thất với ánh sáng sẽ tạo nên một bức tranh vô cùng vi diệu.
Dù ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên thì nó đều phải đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước, cũng như giải quyết được bài toán giải phóng không gian sống.
Tận dụng nguồn sáng tạo cảm giác rộng, thoáng cho không gian nội thất tối giản
4. Vật liệu sử dụng trong phong cách nội thất tối giản
Vật liệu trong phong cách tối giản hướng đến sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, không sử dụng đa dạng vật liệu mà thay vào đó chỉ sử dụng số ít vật liệu mà gia chủ cảm thấy phù hợp thường là các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, tre, đá, …. Chính nhờ sự đồng nhất trong vật liệu sử dụng sẽ giúp không gian trở nên thông suốt.
Dù bạn có sử dụng vật liệu như thế nào thì cũng lưu ý đến cách thi công và chất cảm của bề mặt. Chất cảm đề cập ở đây là cách mà vật liệu truyền tải cảm xúc đến bạn. Nó có thể khiến bạn có cảm giác nóng hay lạnh, hào hứng hay thờ ơ, thoải mái hay lo lắng….
Nội thất tối giản hướng đến sự tiết chế trong sử dụng vật liệu
Phong cách tối giản (minimalism) trong nội thất
Nội thất tối giản hướng đến sự đơn giản trong thiết kế từ những vật liệu sử dụng cho đến những chi tiết thiết kế, hay thậm chí sự tiết chế trong việc sử dụng màu sắc. Tất cả nội thất theo phong cách tối giản ngoài những đường nét thiết kế đơn giản, ít chi tiết, chúng còn phải thể hiện được tính hợp lý trong vị trí của mình.
Thiết kế theo trường phái tối giản không hề lỗi thời theo thời gian mà trái lại nó còn đem lại không gian trang nhã nhờ vào những yếu tố ngang bằng sắc cạnh.
Nội thất tối giản đẹp hiện đại cho nhà nhỏ
Nội thất tối giản được xem là đạt chuẩn đẹp, ngoài việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của triết lý tối giản cũng như yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Nó còn phải thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của gia chủ. Điển hình là mỗi không gian nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ đều có những mục đích sử dụng khác nhau. Do đó thiết kế nội thất tối giản cũng chia thành 3 loại theo đặc thù sử dụng của từng không gian
1. Phòng khách
Phòng khách là nơi khách đặt chân đến đầu tiên, nên nó được ví như bộ mặt của gia chủ, không gian phải đảm bảo được yếu tố thoáng mát nhưng không kém phần trang nhã. Đặc biệt nó phải tôn vinh được cá tính của gia chủ, vì vậy mà có sự cần thiết của phòng khách tối giản.
2. Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi bạn tái nạp năng lượng sau những ngày làm việc căng thẳng, do đó không gian tại đây phải luôn đảm bảo được sự tĩnh lặng về đêm, màu sắc thiết kế nội thất phải tiết chế màu sắc không nên sử dụng quá nhiều màu, hay những màu quá sặc sỡ sẽ kích thích trí não khiến bạn dễ bị mất ngủ.
3. Phòng bếp
Phòng bếp là nơi giữ lửa trong nhà, vì vậy ngoài việc tối giản trong bố trí vật dụng nội thất phòng bếp, còn phải đảm bảo được tính ấm cúng, tiện nghi vốn có của không gian bếp.
Như những gì đã trình bày ở trên rõ ràng việc thiết kế tối giản đẹp không hề đơn giản. Tuy nhiên nội thất tối giản hiện nay cũng khá phổ biến vì vậy bạn cũng không cần phải mất thời gian nhiều để suy nghĩ bởi vì chỉ cần tìm kiếm với từ khóa "mẫu nội thất tối giản đẹp", chắc hẳn bạn sẽ thu về kha khá những ý tưởng mới về trường phái thiết kế này.
Nên chọn nội thất tối giản hay hiện đại?
Thật sự rất khó để so sánh loại nào sẽ tốt hơn, vì nó phụ thuộc vào sở thích của từng người. Những người có xu hướng yêu thích nét hiện đại, sự trẻ trung, năng động dễ bị cuốn hút bởi những đường nét phức tạp rất khó thích nghi với trường phái tối giản. Ngược lại những người ưu thích lối sống tối giản lại không thích những đặc trưng của nội thất hiện đại.
Tuy nhiên với nội thất sáng tạo bạn có thể giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn giữa 2 trường phái này. Bởi nó là sự trích lọc tinh hoa nhất của hai trường phái tối giản hiện đại. Nội thất sáng tạo không những có giá trị về mặt thẩm mỹ mà nó còn mang đến sự tiện nghi tối đa cùng như giảm thiểu việc sử dụng với đa chức năng vô cùng tiện lợi.
Nội thất theo phong cách tối giản rất phù phù hợp cho nhà có diện tích nhỏ, vừa tiết kiệm chi phí vừa có được nhiều không gian sinh hoạt cho gia đình. Ở các đô thị, nhà phố phong cách tối giản đang được ưu chuộng nhất hiện nay.
Mua nội thất tối giản ở đâu?
Qua những ưu điểm trình bày ở trên, rõ ràng nội thất tối giản xứng đáng được vinh danh giải Nobel cho giải pháp tinh gọn không gian sống. Quan điểm của nhiều người thường cho rằng tối giản là đơn điệu, nhàm chán tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Nguyên tắc tối giản trong thiết kế nội thất, nếu biết cách sử dụng khéo léo vẫn đảm bảo được tính trẻ trung, sự trang nhã, thoáng đãng cho không gian.
Nội thất tối giản – giải pháp cải thiện không gian sống thời 4.0
Tiện nghi giúp bạn thỏa mãn về mặt vật chất nhưng kèm với nó là khoảng trống trong tâm hồn. Để có được tiện nghi bạn phải đánh đổi nhiều thứ quan trọng để rồi khi quay lại chẳng còn gì ngoài những nội thất vô tri vô giác. Việc sở hữu quá nhiều đồ dùng trong phòng cũng khiến bạn cảm thấy sợ công việc nhà, càng nhiều đồ bạn càng phải dành nhiều thời gian chăm chút cho nó. Chính vì lẽ đó triết lý tối giản ra đời như là một giải pháp hữu hiệu để thay đổi không gian sống tràn ngập tiện nghi bằng không gian sống bình dị, thoáng đãng hơn nhưng không hề giảm đi tính tiện nghi vốn có. Điển hình là những căn hộ tối giản mang phong cách Âu Á được thiết kế tỉ mĩ bởi những kiến trúc sư tài hoa, căn hộ tuy có diện tích nhỏ những vẫn mang được sự sang trọng và hài hòa bởi cách phối trí sáng tạo trong tối giản.
Ứng dụng triết lý tối giản trong thiết kế dù mới chỉ du nhập Việt Nam gần đây, nhưng nó lại có tính thực tiễn rất cao. Dự báo trong vài năm sắp tới xây nhà tối giản sẽ ngày càng phát triển thay thế những kiến trúc vốn đã lỗi thời theo thời gian.